Công cuộc quốc tế hóa VinFast của Vingroup diễn ra như thế nào?

Công cuộc quốc tế hóa VinFast của <a href=TA - Decor Vingroup diễn ra như thế nào?">
Nhà máy VinFast tại Cát Hải (Hải Phòng)

Trong thời gian qua, Vingroup đã thực hiện tái cơ cấu VinFast để chuẩn bị cho kế hoạch IPO tại Mỹ. VinFast sẽ từ bỏ mảng xe xăng để TA - Decor tập trung đầu tư vào xe điện. Hãng sẽ xây nhà máy tại Mỹ và mở các trung tâm bán hàng ở châu Âu.

VinFast vừa mới công bố kế hoạch mở hơn 50 trung tâm bán hàng và dịch vụ hậu mãi (VinFast Store) tại Đức, Pháp và Hà Lan. Trong đó, VinFast có kế hoạch mở ít nhất 25 VinFast Store tại Đức, 20 tại Pháp và 5 tại Hà Lan. Đây là bước đi tiếp theo hướng tới việc định vị là một trong những công ty xe điện thông minh hàng đầu thế giới.

Tập đoàn Vingroup ( HoSE: VIC ) trong những năm qua từ bỏ các mảng kinh doanh như bán lẻ, nông nghiệp, hàng không và mới đây nhất là điện thoại, tivi để tập trung mọi nguồn lực phát triển VinFast - đơn vị sản xuất xe máy, ôtô của tập đoàn. Tháng 9/2017, VinFast khởi công tổ hợp nhà máy với công suất dự kiến lên tới 500.000 xe/năm vào năm 2025.

Từ bỏ mảng xe xăng

Tại triển lãm ôtô CES 2022 (Mỹ) diễn ra vào đầu tháng 1, Phó Chủ tịch Vingroup Lê Thị Thu Thủy cho biết VinFast sẽ chính thức chuyển thành hãng xe điện 100% vào cuối năm 2022. Theo lãnh đạo cao cấp của Vingroup, đây là thông tin quan trọng, có ý nghĩa bước ngoặt trong chiến lược phát triển của VinFast.

Tại CES, VinFast ra mắt dải xe điện phủ đủ 5 phân khúc A-B-C-D-E là VF 5, VF 6, VF 7, VF 8 và VF 9, đều là SUV. Trong đó, VF 8 và VF 9 chính là 2 mẫu xe VF e35 và VF e36 đã từng được giới thiệu hồi tháng 11/2021, còn VF 5, VF 6 và VF 7 là 3 mẫu mới. 

Bà Thái Thị Thanh Hải - Tổng giám đốc VinFast từng TA - Decor chia sẻ rằng TA - Decor việc châu Âu và Bắc Mỹ công bố lộ trình cấm bán ôtô sử dụng động cơ đốt trong để chuyển sang ôtô điện là cơ hội để công ty chinh phục thế giới. Ông Jeremy Snyder - Giám đốc Phát triển thị trường của VinFast Mỹ cho rằng hãng có thể cạnh tranh sòng phẳng với những thương hiệu hàng đầu tại Mỹ.

Tuy nhiên, việc từ bỏ xe xăng sớm hơn kế hoạch ban đầu đã khiến cho VinFast gặp nhiều tổn thất về mặt tài chính. Trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của Vingroup, tập đoàn trích lập dự phòng 4.494 tỷ đồng để thanh toán cho các khoản phí trả cho các nhà cung cấp do kết thúc hợp đồng liên quan đến quyết định ngừng sản xuất xe xăng từ cuối năm nay. Đây là một trong những lí do khiến hãng xe điện này tăng lỗ trong năm vừa rồi.

Theo nguồn tin mà Người Đồng Hành  có được, năm qua hãng xe này ghi nhận doanh thu thuần 14.633 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2020. Tuy nhiên, do giá vốn hàng bàng tăng 31% khiến lỗ gộp tăng 51% lên 11.781 tỷ đồng. Cùng với đó, lợi nhuận khác âm 5.000 tỷ đồng. Kết quả, VinFast đã lỗ 27.636 tỷ đồng, tăng 83,7% so với khoản lỗ năm 2020. Qua đó, lỗ lũy kế tới cuối năm 2021 là 48.427 tỷ đồng.

Công cuộc quốc tế hóa VinFast của Vingroup diễn ra như thế nào? - Ảnh 1.

Đơn vị: Tỷ đồng



Doanh số bán ôtô của VinFast trong năm qua là một điểm sáng. Năm 2021, doanh số của VinFast tăng 21,2% so với năm 2020 trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài gây ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành ô tô Việt Nam. Hãng bán được tổng cộng 35.723 xe, TA - Decor bao gồm 24.128 xe Fadil, 6.330 xe Lux A2.0, 5.180 xe Lux SA2.0 và mẫu xe mới được ra mắt vào tháng 12 cùng tượng trang trí decor năm là VF e34 cũng đã bán được 85 chiếc.

Theo số liệu của Hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của các thương hiệu TA - Decor ô tô thuộc VAMA năm 2021 đạt 304.149 xe, tăng 3% so với năm 2020. Nếu so số liệu của VinFast với các xe của VAMA, hiện hãng xe điện nay xếp thứ 4 tại Việt Nam về số lượng xe được bán ra trong năm qua trong các thương hiệu đang có mặt tại Việt Nam.

Công cuộc quốc tế hóa VinFast của Vingroup diễn ra như thế nào? - Ảnh 2.

Lượng xe bán ra của các hãng trong năm 2021. Nguồn: VAMA.

Tổng tài sản của VinFast thời điểm cuối năm 2021 ở mức 107.980 tỷ đồng, tăng 9.000 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng 54,7% lên 6.311 tỷ đồng. Nợ vay tài chính của công ty ở mức 74.027 tỷ đồng, tăng 40% trong đó 78,2% là nợ dài hạn. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu và hệ số nợ/tổng tài sản lần lượt là 1,4 lần và 0,7 lần.

Để tiếp tục phát triển, VinFast đã thực hiện tăng vốn lên 57.380 tỷ đồng từ mức 56.497 tỷ đồng tính tới giữa tháng 5, thông qua phát hành 88,3 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức. Lượng cổ phần ưu đãi cổ tức được phát hành cho cổ đông trong nước nên cổ đông lớn nhất VinFast Trading & Investment Ptl.Ltd - công ty con của Vingroup, có trụ sở tại Singapore giảm sở hữu từ 99,9% xuống 87,9% vốn VinFast.

Trước đó, Vingroup là đơn vị nắm 51,5% cổ phần tại VinFast. Tuy nhiên, đến ngày 3/12/2021, HĐQT Vingroup đã phê duyệt việc chuyển nhượng toàn bộ số vốn góp tại hãng xe cho công ty VinFast Trading and Investment Pte.Ltd. - có trụ sở chính tại Singapore (VinFast Singapore). Sau khi hoàn thành quá trình tái cấu trúc, Vingroup và các cổ đông hiện hữu trực tiếp sở hữu 100% vốn của VinFast Singapore, theo đó gián tiếp sở hữu VinFast Việt Nam.

Thay đổi mục tiêu cho IPO

Theo Vingroup, việc tái cấu trúc này nằm trong quá trình chuẩn bị cho doanh nghiệp sản xuất và phân phối xe này IPO tại Mỹ. Hồi tháng 4/2021, các lãnh đạo của hãng xe này cho biết đang cân nhắc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công TA - Decor chúng (IPO) hoặc sáp nhập với công ty mua lại mục đích đặc biệt (SPAC) để niêm yết tại Mỹ.

Trên thế giới, có hai hãng xe điện là Rivian và Lucid đã thực hiện IPO rất thành công tại Mỹ trong năm 2021. Đợt IPO vào tháng 11/2021 của Rivian huy động số tiền lớn nhất tại Mỹ kể từ năm 2014 với mức vốn hóa 100 tỷ USD. Sau một tuần, vốn hóa hãng xe điện này đạt hơn 150 tỷ USD - lớn thứ ba thế giới trong ngành ôtô, chỉ kém Toyota (306 tỷ USD) và Tesla (1.000 tỷ USD). Về phía Lucid, TA - Decor công ty lên giao dịch trên Nasdaq sau khi sáp nhập với một công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). Lucid lúc đó đạt mức vốn hoá trên 67 tỷ USD. 

Chia sẻ với Bloomberg hồi tháng 11/2021, bà Lê Thị Thu Thủy cho biết khi IPO tại Mỹ, VinFast sẽ chỉ bán 5 - 10% cổ phần. VinFast dự kiến có giá trị từ 25 tỷ USD đến 60 tỷ USD sau IPO.

Các nguồn tin nói đợt IPO có thể huy động ít nhất 2 tỷ USD. Giống như Lucid, phương án ưu tiên hơn của VinFast là thông qua SPAC để niêm yết tại Mỹ.

Tuy nhiên, VinFast có lẽ đã lỡ mất thời điểm vàng để IPO tại Mỹ. Ở thời điểm hiện tại, vốn hóa của Rivian giảm xuống còn chưa tới 24 tỷ USD, bằng 1/4 so với thời điểm mới niêm yết và mất 84% so với đỉnh. Còn vốn hóa của Lucid cũng giảm tới 60% so với đỉnh.

Thêm vào đó, quá trình huy động vốn thông qua SPAC hiện cũng không còn dễ dàng do những quy định quản lý ở Mỹ và sự biến động mạnh của thị trường thời gian qua khiến các thương vụ thực hiện qua SPAC đều giảm giá mạnh

Tại đại hội cổ đông thường niên vào đầu tháng 5, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cũng chia sẻ rằng do diễn biến thị trường rất bất ổn, đơn vị TA - Decor vẫn đang cân nhắc thời điểm thích hợp để thực hiện kế hoạch IPO và có thể lùi sang năm sau. Câu chuyện IPO của VinFast không chỉ để huy động một, hai tỷ đô, mà còn để khẳng định vị thế trên đấu trường quốc tế.

Thiếu linh kiện

Có một thực tế là trong thời gian qua, việc sở hữu một chiếc ôtô tại Việt Nam tốn nhiều thời gian hơn trước. Các hãng xe đều thiếu hàng giao cho khách vì tình trạng gián đoạn sản xuất do thiếu hụt linh kiện.

Ông Phạm Nhật Vượng cũng chia sẻ tại cuộc họp thường niên của Vingroup TA - Decor vào tháng 5 về tình trạng thiếu linh kiện: "Mỗi xe VF e34 cần khoảng 4.000 cụm linh kiện và chỉ cần thiếu 1 con ốc, con vít không thể xuất được xe". Công ty nhập một số linh kiện Trung Quốc vì nước này là công xưởng của thế giới. Phần chip đang gián đoạn nguồn cung do chính sách Zero Covid của đất nước tỷ dân. Ngoài ra, các nguyên vật liệu cấu thành nên chiếc xe điện của VinFast như ithium, niken, coban, thậm chí những thứ đơn giản graphit cũng rất thiếu.

Để đối mặt với những khó khăn trên, Vingroup đang thúc đẩy mạnh mẽ chiến lược nội địa hoá cho các dòng xe của VinFast bằng cách mời gọi các nhà máy sản xuất chip ở các nước về Việt Nam, thậm chí có những đề nghị ưu đãi rất lớn như miễn tiền thuê đất, miễn tiền thuê nhà xưởng trong 10 - 15 năm để họ có thể đầu tư sản xuất. Như vậy, VinFast mới có thể đảm bảo nguồn cung và phát triển rất nhanh trong tương lai.

Rivian đã báo cáo khoản lỗ kỷ lục 4,7 tỷ USD cho cả năm 2021. Theo chia sẻ từ lãnh đạo công ty, khoản lỗ trong năm 2021 đến từ việc nguồn cung chip máy tính, linh kiện và nguyên liệu thô khan hiếm, khiến công ty chỉ có thể sản xuất khoảng 25.000 xe bán tải, xe SUV và xe tải. 

Công cuộc quốc tế hóa VinFast của Vingroup diễn ra như thế nào? - Ảnh 3.

Các dòng xe điện của VinFast.



Chuẩn bị xây nhà máy ở Mỹ

Không chỉ có kế hoạch IPO tại Mỹ, VinFast cũng đang triển khai xây dựng nhà máy và đặt cơ sở kinh doanh tại nhiều nước trên thế giới. Hồi tháng 3 năm nay, theo thông cáo báo chí của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ngày 29/3, VinFast và chính quyền bang Bắc Carolina (Mỹ) ký kết ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy sản xuất ôtô và pin trị giá 4 tỷ USD. Thông tin từ VinFast cho biết đây là nhà máy đầu tiên của công ty tại thị trường Bắc Mỹ, mức đầu tư giai đoạn 1 là 2 tỷ USD và sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm cho lao động địa phương.

Nhà máy của VinFast sẽ được đặt tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point, hạt Chatham với diện tích khoảng 800 ha và bao gồm 3 khu vực chính: khu vực sản xuất và lắp ráp ô tô điện và xe buýt điện; khu vực sản TA - Decor xuất pin cho các sản phẩm xe điện và khu vực công nghiệp phụ trợ cho các nhà cung cấp.

Giai đoạn 1 của nhà máy sẽ được khởi công ngay trong năm 2022 sau khi nhận được giấy phép xây dựng và dự kiến sẽ được vận hành vào tháng 7/2024. Công suất giai đoạn 1 dự kiến là 150.000 xe/năm. Theo biên bản ghi nhớ, công ty sẽ tiếp tục đầu tư vào nhà máy theo nhiều giai đoạn khác nhau. Các mẫu xe đầu tiên được sản xuất tại nhà máy bao gồm VF 9  và VF 8.

Với việc sẽ mở thêm nhà máy tại Mỹ, VinFast cũng đặt mục tiêu bán 750.000 ô tô vào năm 2026, với 150.000 ô tô được sản xuất tại Bắc Carolina và phần còn lại từ nhà máy Việt Nam.

Theo Việt Hưng

NDH

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn