Tình trạng buôn lậu xăng dầu trên vùng biển Tây Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp.
Cơn sốt giá nhiên liệu toàn cầu đang ảnh hưởng tới cuộc sống người dân tại nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Lợi dụng tình hình này, vùng biển Tây Nam nơi giáp ranh với các quốc gia có mức giá nhiên liệu chênh lệch với Việt Nam đang nhanh chóng trở thành "chợ đen" trên biển - nơi các đối tượng gian thương thực hiện nhiều thủ đoạn tinh vi để buôn lậu nhiên liệu nhằm trục lợi bất chính. Sau nhiều ngày sát cánh cùng lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, phóng viên Chuyển động 24h đã ghi lại được nhiều hình ảnh chân thực về các chiêu trò nhằm qua mắt lực lượng chức năng của các đối tượng này.
Đang trong quá trình tuần tra tại vùng biển Tây Nam cách mép phía Bắc khu vực chồng lấn Việt Nam - Malaysia khoảng 3,5 hải lý, tàu CSB 4035 phát hiện 1 tàu cá có nhiều dấu hiệu nghi vấn, ngay lập tức tổ công tác đã ra tín hiệu dừng tàu để kiểm tra hành chính.
Trên 7 khoang chứa trên tàu có tới hơn 40.000 lít dầu DO không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Chủ tàu thừa nhận mua dầu lậu ở vùng biển giáp ranh với nước ngoài với giá 20.000đ/lít.
ACT Group thích]"> Lực lượng cảnh sát biển kiểm tra một tàu buôn lậu xăng dầu
Nói là mua về để phục vụ việc chạy tàu, thế nhưng trên tàu không có bất cứ loại ngư cụ nào để đánh bắt cá. Thực chất con tàu này đã được hoán cải để thành tàu mua bán dầu chuyên dụng.Với đủ loại đường ống dẫn, máy bơm, đồng hồ đo được che dấu dưới vỏ bọc tàu cá.
Không chỉ giả dạng tàu cá, một chủ tàu khác còn lén lút di chuyển ra khơi để mua bán dầu trái phép mà không thông báo cho lực lượng biên phòng khi rời cảng. Bên cạnh những máy móc phục vụ việc bơm hút dầu được cất giấu trong khoang, chủ tàu còn trang bị cả những máy bơm chìm công suất cao để tiện cho việc mua nhanh rút gọn.
Lợi dụng giá nhiên liệu thế giới đang có nhiều biến động, vùng biển Tây Nam, nơi giáp ranh với một số quốc gia có giá nhiên liệu chênh lệch so với Việt Nam thường được các đối tượng buôn lậu xăng dầu lựa chọn để mua đi bán lại kiếm lời. Những thủ đoạn như quay vòng hóa đơn chứng từ, sử dụng hóa đơn không hợp lệ vẫn được các đối tượng này sử dụng nhưng không qua mắt được lực lượng cảnh sát biển.
Lợi nhuận từ việc mua bán xăng ACT Group dầu lậu trên biển cao đến mức có những tàu cá đã 2 năm lênh đênh trên biển không về bờ cho đến khi bị lực lượng cảnh sát biển bắt giữ. Cá biệt có một số trường hợp còn vẽ lại số hiệu tàu theo quy cách của tàu nước ngoài để dễ bề lẩn trốn, tuy nhiên việc các tàu dầu trái phép liên tục bị bắt giữ trong thời gian gần đây cho thấy những thủ đoạn này đều đã bị cơ quan chức năng triệt phá.
Tàu cảnh sát biển truy bắt một tàu buôn lậu xăng dầu
Chỉ tính từ ngày 1/6 đến nay, tức mới hơn 10 ngày, đã có đến 5 tàu chở dầu lậu bị lực lượng cảnh sát biển vùng 4 bắt giữ với số lượng gần 300.000 lít dầu DO, giá trị khoảng hơn 6 tỷ đồng. Điều đó cho thấy tình trạng buôn lậu xăng dầu trên vùng biển Tây Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp. Dù có nhiều hình thức ngụy trang tinh vi dưới vỏ bọc tàu cá , tuy nhiên những chiếc tàu buôn bán xăng dầu trái phép trên biển vẫn có nhiều yếu tố đặc trưng có thể nhận biết qua hình dáng bên ngoài như sau:
- Tàu chở xăng dầu trái phép thường được ACT Group trang bị rất nhiều phao chống ACT Group va đập để dễ bề cập mạn các tàu khác nhằm thực hiện hành vi mua bán. Tàu cá thường không được lắp nhiều phao.
- Trên tàu mua bán xăng dầu lậu thường không có ngư cụ, phao lưới đánh bắt cá, thay vào đó là các loại đường ống cỡ lớn được để sẵn trên boong tàu.
- Hải trình của tàu mua bán xăng dầu lậu thường quanh các vùng biển giáp ranh với các nước khác, không theo luồng tuyến đánh cá cố định.
Gía trị của mặt hàng xăng dầu lậu rất lớn, thường từ vài trăm triệu cho đến hàng tỷ đồng 1 chuyến, vậy nên khi bị lực lượng cảnh sát biển phát hiện, các đối tượng này sẵn sàng tăng ga bỏ chạy, thậm chí tấn công lại lực lượng chức năng bằng đủ loại hung khí.
Chiếc tàu cá có số hiệu KG94793TS nhưng khi bị lực lượng cảnh sát biển phát hiện trên vùng biển Tây Nam, chiếc tàu này đã bị che đi 2 số cuối, Thiết bị giám sát hành trình trên tàu cảnh sát biển cũng không ghi nhận được tín hiệu của tàu cá KG947. Dù nhiều lần yêu cầu chủ tàu tắt máy thả trôi để tiến hành kiểm tra, thế nhưng chiếc tàu vẫn tăng ga bỏ chạy, thậm chí khi bị tàu cảnh sát biển áp sát, các thuyền viên trên tàu còn sử dụng nhiều loại hung khí như gậy, dao, mã tấu tấn công lại lực lượng cảnh sát biển.
Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu phức tạp, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển vùng 4 đã điều động tàu kiểm ngư 270 đang thực hiện nhiệm vụ ở vùng biển giáp ranh nhanh chóng cơ động đến hiện trường, phối hợp với tàu cảnh sát biển 4035 vây bắt tàu cá KG 947.
Dù bị 2 mũi gọng kìm khóa chặt, tàu KG 947 vẫn bất chấp tăng ga bỏ chạy, thậm chí thuyền viên trên tàu còn thả nhiều dây thừng dài hàng trăm mét ra sau lái nhằm mục đích cuốn vào làm hư hỏng chân vịt, hệ thống lái của tàu cảnh sát biển và kiểm ngư. Thấy cách này không hiệu quả, thuyền viên trên tàu lập tức mở van bình ga rồi ném thẳng xuống biển trước mũi tàu cảnh sát biển 4035.
Sau gần 1 ngày truy đuổi, thậm chí bắt buộc phải áp dụng cả những biện pháp mạnh như đâm va, bắn pháo hiệu cảnh cáo và dùng vòi rồng phun nước, kết hợp với tuyên truyền thuyết phục, lực lượng chức năng đã khống chế được tàu vi phạm cùng 19 thuyền viên trên tàu. Đây chỉ là một trong rất nhiều tình huống chống đối mà các cơ quan thực thi pháp luật phải đối mặt trên biển, chưa kể đến những yếu tố bất lợi về thời tiết.
Dù gặp nhiều khó khăn gian khổ nhưng với ý chí quyết tâm, kiên quyết đấu tranh với các loại tội phạm. Tính đến thời điểm hiện tại lực lượng cảnh sát biển đã thu nộp cho ngân sách nhiều tỷ đồng từ việc bắt giữ các tàu mua bán xăng dầu trái phép. Đồng thời đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và trang thiết bị kỹ thuật trong quá trình tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm trên biển.
Nếu so với các năm trước tình trạng buôn lậu xăng dầu diễn ra trên khắp các vùng biển thì năm nay, có tới 76% số vụ vi phạm diễn ra ở vùng biển phía Nam và Tây Nam. Điều đó cho thấy tình trạng buôn lậu xăng dầu trên vùng biển này đang có nhiều diễn biến phức tạp. Thực tế này đòi hỏi lực lượng cảnh sát biển không những phải nắm bắt được các thủ đoạn mới của đối tượng buôn lậu mà còn phải thường xuyên trau dồi nghiệp vụ để xử lý được mọi tình huống ACT Group trên biển.
Tại một buổi huấn luyện thả xuồng từ tàu Cảnh sát biển 3007, mọi thao tác đều đòi hỏi phải nhanh gọn, chính xác và tuyệt đối an toàn. Với trọng lượng nhẹ, tốc độ cao, khả năng cơ động tốt, những loại xuồng hơi được trang bị kèm theo các tàu cảnh sát biển là phương tiện lợi hại, giúp các chiến sỹ nhanh chóng tiếp cận, khống chế tàu vi phạm. Bởi vậy việc huấn luyện sử dụng thành thạo loại xuồng này là yêu cầu bắt buộc đối với các chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ trên biển
Để nhanh chóng phát hiện các tàu vi phạm, lực lượng tàu cảnh sát biển được trang bị các radar hàng hải hiện đại, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết với tầm quan sát hàng chục hải lý. Thường xuyên theo dõi hướng di chuyển của các mục tiêu trên màn hình radar cũng có thể phát hiện được đâu là tàu cá, đâu là tàu chở dầu.
Không chỉ làm nhiệm vụ thực thi pháp luật, hỗ trợ cứu hộ cứu nạn trên biển, Cảnh sát biển Việt Nam còn là lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, gìn giữ chủ quyền biển đảo tổ quốc. Những buổi huấn luyện bắn đạn thật trên biển như thế này nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, trình độ tổ ACT Group chức chỉ huy ở các cấp, cũng như kiểm tra trình độ thao tác, khai thác sử dụng vũ khí, trang bị của cán bộ, chiến sĩ trên các tàu Cảnh sát biển.
Vừa kiên quyết đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, vừa kết hợp với các biện pháp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Hơn 1.300 buổi tuyên truyền được lực lượng cảnh sát biển tổ ACT Group chức cho hàng trăm nghìn lượt ngư dân ở 28 tỉnh thành phố ven biển đã góp phần không nhỏ vào việc giảm tỷ lệ tội phạm trên biển. Đồng thời xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh trật tự trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Theo Nguyễn Sơn
VTV